Thuở xưa phụ nữ Việt Nam từ Bắc xuống Nam đều mặc váy. Đến ngày nay chiếc
váy đó chỉ c̣n rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ.
Chiếc áo dài đă trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế th́ nó đă có tự
bao giờ?
Như lịch sử c̣n ghi, cuộc Trịnh, Nguyễn phân tranh kéo dài gần hai trăm năm. Ở
miền Bắc vua Lê chúa Trịnh trị v́. Ở miền Nam các chúa Nguyễn miệng vẫn nói thần
phục nhà Lê song thực chất họ đă lấy Phú Xuân làm thủ phủ của Đàng Trong để cũng
cố địa vị cho sự nghiệp "vạn đại dung thân". Năm 1744, trong dân gian miền Nam
bỗng lưu truyền một câu sấm (có lẽ từ miền Bắc truyền vào):
"Bát đại thời hoàn trung đô".
Công nghĩa là "tám đời phải trở lại Trung đô" (tức là trở lại Kinh đô Thăng
Long). Câu sấm ấy là cho Nguyễn Phúc Khoát giật ḿnh, Nếu kể từ chúa Tiên (tức
Nguyễn Hoàng) truyền đến đời Khoát th́ đúng tám đời. Khoát lo lắng: "Gần hai
trăm năm đánh nhau với quân Trịnh, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ ác liệt để
mở mang bờ cỏi xuống tận Cà Mau mà giờ này phải trở lại Trung đô nạp ḿnh cho
quân Trịnh quar là một đại hoạ!". Suốt nhiều ngày đêm Khoát ăn không ngon ngủ
không yên. Cuối cùng ông đă triệu quần thần lại bàn phương cách thoát nạn. Khoác
nói giọng buồn rầu:
- "Các tiên chúa đă đổ máu xương gây dựng cho chúa tôi ta một cơ nghiệp vinh
quang như thế này, bây giờ trời bắt ta phải trở lại Trung đô thần phục bọn Trịnh,
phải chăng chúa tôi ta không những sẽ đắc tội với các tiên Chúa mà c̣n tự hủy
diệt ḿnh...Các người có kế sách chi tiến lên để cứu nạn không?"
Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát khẩn khoản xin Chúa được nghiên cứu một thời
gian. Độ nữa tháng sau họ đến tŕnh bày với Chúa rằng:
- "Muôn tâu Chúa thượng, muốn khỏi "hoàn" Trung đô, Chúa phải xưng vương và dựng
một tân đô".
Phúc Khoác nói:
- "Ta cũng đă suy nghĩ điều đó nhưng từ lâu ông cha ta tuy chưa xưng Vương nhưng
đă làm Chúa tể đất trời Nam và đất Phú Xuân đă là Kinh đô Đàng Trong!"
- "Nhưng chưa chính thức!" - Một quan đại phu đáp,
Phúc Khoát vẫn phân vân:
- "Việc làm lễ để chính thức chẳng khó khăn ǵ. Song dù có chính thức đi nữa
cũng không cải được mệnh trời!""
Quan đại phu đáp:
- "Muốn thực sự có một vương quốc mới để đổi mạng trời th́ phải thay đổi lễ nhạc,
thay đổi văn hoá!"
Phúc Khoát hỏi:
- "Việc quan trọng nhất phải thay đổi văn hóa là cái ǵ?"
- "Muôn tâu chúa thượng - quan đại phu đáp - là thay đổi trang phục!"
Phúc Khoát gật đầu mừng rỡ:
- "Thế th́ ta giao cho nhà ngươi thực hiện việc đó!"
Từ đó Phúc Khoát lên ngôi với niên hiệu là Vơ Vương, lấy Phú Xuân làm Đô thành.
Trong triều đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thay đổi phong tục.
Để phân biệt với phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai
ống) giống như đàn ông. Chủ trương của Vơ Vương đă gây ra một cuộc "khủng hoảng"
về trang phục ở Phú Xuân. Quần chúng phụ nữ không tán thành và đă tỏ ư phản đối
quyết liệt:
"Không đi th́ chợ không đông,
Đi th́ phải mượn quần chồng sao đang."
Phản đối nhưng không thay đổi được "ưVương", từ đó phụ nữ miền Nam phải mặc quần
hai ống. Với con mắt phong kiến, Vơ Vương thấy phụ nữ mặc quần hai ống trông "khêu
gợi" quá, ông bèn giao cho triều thần nghiên cứu tham khảo cái áo dài của người
Chàm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài
của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt
Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Cũng như
văn hóa Việt Nam phát triển ở Huế. Chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam có đủ cả hai
yếu tố của phương Bắc và phương Nam.
Vua chúa ngày xưa v́ quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ đă có những chủ trương
phản truyền thống, phản dân tộc và đă bị quần chúng đấu tranh loại bỏ. "Quần hai
ống" và "áo dài" của phụ nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng
may thay, nó đă thừa kế được cái đẹp của phụ nữ phương bắc cũng như phương Nam,
phù hợp với dáng người Việt Nam, nên nó đă được chấp nhận và trở nên một tài sản
văn hóa của người phụ nữ Việt Nam.
Dưới con mắt của thế giới hễ thấy phụ nữ mặc áo dài, dù đứng trên diễn đàn nào,
không cần giới thiệu, họ cũng đều biết đó là phụ nữ Việt Nam. |