Truyện Cổ Truyền Thuyết Việt Nam
 

Khâu Ni Công Chúa

 

 Nàng A là người họ Quách, quê ở vùng ngă ba Bạch Hạc bây giờ. Năm 16 tuổi, bố mẹ nàng đều qua đời do phải vất vả cực nhọc v́ sưu cao thuế nặng của người Hán. Làng xóm, đồng ruộng thuở ấy đều tan tác, tiêu điều ...

     Nàng A bỏ nhà đi tu, trong một ngôi chùa ở trong vùng.

     Bên ngoài là người tu hành nhưng bên trong nàng A vẫn rèn đúc tâm trí để một ngày kia có thể đem ra giúp nước. Tập bắn cung múa kiếm, ném lao. Nàng A c̣n tập cả cách hái thuốc chế thuốc chữa bệnh.

     Có con cọp đến trở dạ đẻ ở mé sau chùa. Cọp oằn ḿnh vật vă rất đau đớn nhưng cũng rất là dữ tợn. Mọi người đều sợ hăi không ai tới gần. Nàng A đi t́m lá thuốc rồi giă ra, đem dịt cho cọp, thản nhiên như thường. Cọp đẻ xong như thể biết ơn, tha con đi biệt, từ đấy không bao giờ trở lại quấy nhiễu nữa.

     Càng ngày dân chúng càng cảm phục nàng A. Người theo về mỗi ngày một thêm đông, cùng nàng tập luyện. Mọi người gọi nàng là sư cô Khâu Ni.

     Bấy giờ Khâu Ni mới rơ chí nguyện của ḿnh. Mọi người nô nức tán đồng, cùng nhau rèn đúc vũ khí, chuẩn bị lương thực ...

     Khâu Ni hướng dẫn cho mọi người tập luyện không những các môn vơ nghệ mà cả các trậïn pháp, từ đánh bộ đến đánh thủy đều rất thông thạo.

     Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh, Khâu Ni đem quân bản bộ về tụ nghĩa. Bà được giao chỉ huy đội quân thủy.

     Khi ra trận, trên chiến thuyền của Khâu Ni có mộït chiếc trống lệnh rất lớn. Mỗi khi tiếng trống đổ hồi, thuyền quân ta lao vun vút, quan sĩ gươm giáo tuốt trần nhất tề xông vào thuyền giặc, làm cho chúng kinh hoàng bạc vía phải chạy tan tác ...

     Thành Luy Lâu và các huyện thành khác đều bị hạ ... Rồi Hai Bà Trưng xưng vương. Bà Khâu Ni được phong là Khâu Ni công chúa. Bà lại dẫn quân bản bộ về quê làm ăn sinh sống.

     Ấp Nhật Chiêu, nay là xă Liên Châu, huyện Lạc Yên, tỉnh Vĩnh Phú, là nơi bà Khâu Ni đóng bản doanh. Tại đây bà cho lập đồn trại và sửa sang lại ngôi chùa trước kia bà đă từng tu luyện, rồi cho treo chiếc trống trận ở đó. V́ thế chùa này đến nay vẫn gọi là chùa trống.

     Bà Khâu Ni mất sớm, khi đang tu tại chùa. Nhân dân tôn bà Thần Thành Hoàng, lập đền thờ ở làng Nhật Chiêu.

     Khi cúng tế mọi người ở đây kiêng mặc áo vàng, v́ đó là y phục trước kia bà đă mặc ra trận.

     Trong khi tiến hành hội lễ có tục lệ trâu thui cả con, để tưởng nhớ hội xuất quân của bà Khâu Ni ngày trước. Khi thui trâu chín xong th́ dân làng và khách thập phương dùng dao xẻo mỗi người một miếng, rồi ăn tại chỗ.

     Lại có cả tṛ chơi cướp cầu, cướp cờ và bơi trải rất là náo nhiệt. Tại ngă ba Bạch Hạc, các đội thuyền dự thi xếp hàng, khi tiến trống lệnh (lấy từ chùa Trống xuống) giục giă đổ hồi th́ các tay chèo thi nhau guồng lấy guồng để, và các con thuyền vun vút lao đi, đêå tưởng nhớ lại ngày xưa, dưới sự chỉ huy của bà Khâu Ni, các thuyền của ta khi xuất trận cũng lao đi vun vút như vậy.

     Bà Khâu Ni vẫn thường hiển linh. Giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, giúp Lê Đại Hành đánh quân Tống. Giúp Trần Thái Tông đánh quân Nguyên. Các sự tích đều có ghi lại và các triều đại trước kia đều có sắc thượng phong.