Truyện Cổ Dân Gian Việt Nam

 

Kho tàng văn hoá cổ đại Việt Nam

 

 

 Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi của loài người. Cách đây khoảng 40 - 50 vạn năm cho đến bây giờ, khí hậu Việt Nam mang nặng đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm thích hợp cho sự sinh sống của con người. 4000 năm trước, trên lănh thổ Việt Nam tồn tại ba trung tâm văn hoá lớn là Đông Sơn (miền Bắc), Sa Huỳnh (miền Trung) và Đồng Nai (miền Nam). Văn hoá Đông Sơn được coi là cốt lơi của người Việt cổ, văn hoá Sa Huỳnh được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chăm Pa, c̣n văn hoá Đồng Nai lại là một trong những cội nguồn h́nh thành văn hoá Óc Eo của cư dân thuộc nhóm Mă Lai - Đa Đảo sinh sống vào những thế kỷ sau Công Nguyên ở vùng Đông và Tây Nam Bộ. Những vùng văn hoá đặc trưng này đă làm nên một kho tàng văn hoá đồ sộ của dân tộc Việt.

Văn hoá Đông Sơn

Căn cứ vào những hiện vật đá được khai quật, người ta có thể biết được nền văn hoá Việt đă xuất hiện từ rất sớm. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng và phong phú của các loài động thực vật, song vết tích cư trú của con người thời này chỉ hạn chế ở một số vùng, trên các g̣ đồi, trong một số hang động v́ thời kỳ này đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đều đang ở giai đoạn h́nh thành. Cùng với thời gian, con người đă sinh sống, lao động và tạo nên nền văn hoá thuần nông đặc trưng của người Việt.

Quay trở lại với thời kỳ đồ đá, con người đă cư trú trên một địa bàn rất rộng, họ là chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi từ Lào Cai ở phía Bắc đến B́nh Trị Thiên ở phía Nam, từ Sơn La ở phía Tây đến vùng sông Lục Nam ở phía Đông. Theo khảo sát của các nhà khảo cổ học th́ ở thời kỳ này các bộ lạc sống quần cư trên những mảnh đất, đời sống chủ yếu vẫn dựa vào săn bắt và hái lượm. Những người Việt cổ đă biết dùng đá cuội để chế tác công cụ, tuy c̣n rất thô sơ song đă có những bước tiến lớn trong kỹ thuật chế tác, có nhiều h́nh loại ổn định. Tiêu biểu cho công cụ của các cư dân nơi đây là những ḥn đá được ghè đẽo ở hai cạnh. Đa số là công cụ chặt nạo hay cắt, loại có cắt ngang ở một đầu, loại có lưỡi dọc ở ŕa cạnh, có loại công cụ có lưỡi chạy xung quanh theo ŕa tṛn của viên đá cuội, hoặc có lưỡi ở hai đầu. Đặc trưng của giai đoạn này là những tiến bộ về phương thức sản xuất cũng như kỹ thuật sản xuất.

Toàn trái đất trở nên ấm, ẩm ướt, khí hậu môi trường có biến đổi lớn, thuận tiện cho sự tồn tại, phát triển của con người, động và thực vật. Thời kỳ này, con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre, gỗ. Kỹ thuật chế tác đá được hoàn thiện và đạt tới đỉnh cao. Đặc biệt con người đă biết làm đất, thuần dưỡng động vật và cây trồng, bắt đầu sống định cư, dân số gia tăng. Cư dân thời kỳ này thích cư trú trong các khu vực gần cửa hang thoáng đăng và có ánh sáng. Những phát hiện của các nhà khảo cổ học trong các hố thám sát cho ta thấy rơ dấu vết của các hiện vật bằng xương có vết khắc h́nh lá, h́nh thú, những h́nh vẽ trên vách hang và những mảnh thổ hoàng. Nhiều học giả đă thừa nhận rằng: chí ít văn hoá Đông Sơn h́nh thành trực tiếp từ ba nền văn hoá ở lưu vực sông Hồng, sông Mă và sông Cả. Trong giai đoạn này con người vẫn sử dụng đá, gỗ, tre, nứa, xương, sừng... để chế tác công cụ và vũ khí. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của vật liệu mới - đồ đồng - đă gây ra những tác động to lớn đối với kinh tế, xă hội và văn hoá của các cộng đồng người.
Cư dân văn hoá Đông Sơn vẫn là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước cho nên các loại h́nh công cụ của họ khá đa dạng với cuốc, xẻng, thuổng, và đặc biệt là lưỡi cày bằng kim loại đă tạo nên bước nhảy vọt trong kỹ thuật canh tác. Nông nghiệp dùng cày phát triển, có nhiều lưỡi cày bằng đồng với các chủng loại phù hợp với từng loại đất. Kỹ thuật đúc đồng thau đạt tới đỉnh cao của thời kỳ này với một tŕnh độ điêu luyện đáng kinh ngạc, số lượng và loại h́nh công cụ bằng đồng tăng vọt. Đặc biệt, người Đông Sơn đă đúc được những hiện vật bằng đồng có kích thước lớn, trang trí hoa văn phong phú mà cho tới ngày này nó vẫn là biểu tượng của văn hoá dân tộc. Đó chính là những chiếc trống đồng, thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng, chứng tỏ tŕnh độ kỹ thuật và bàn tay tài hoa của người thợ Đông Sơn. Cư dân văn hoá thời đại đồng thau miền Bắc Việt Nam có đời sống tinh thần phong phú, điều đó được thể hiện trong tư duy và sáng tạo nghệ thuật của họ. Những hoa văn được chạm khắc trên trống đồng cho thấy họ đă làm chủ được nghệ thuật nhịp điệu trong ca múa, biểu hiện tính đối xứng chặt chẽ của các mô típ hoa văn trong trang trí. Họ biết tới nhiều dạng đối xứng khác nhau, điều này cho thấy sự phát triển nhận thức h́nh học và tư duy chính xác nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật chế tác đá, đúc đồng.

Vào buổi b́nh minh của văn hoá Đông Sơn cùng với bước chân của con người, những đồng bằng màu mỡ được khám phá và tiến rộng ra hơn. Giờ đây, sự tiến hoá của con người đă đến mức hoàn chỉnh th́ những khu trung tâm nông nghiệp của người Đông Sơn vẫn tập trung tại những nơi vốn có của nó. Sự phát triển của một dân tộc được tích luỹ qua từng thế hệ, từng thời đại, nó được gạn lọc ra từ ḍng chảy của một nền văn minh sớm được h́nh thành, nền văn minh ấy để lại dấu ấn sâu sắc trên diện mạo văn hoá của từng khu vực, từng thời kỳ mà nó lướt qua, tạo thành lối tư duy cho cả một cộng đồng cư dân. Khác với cư dân thời kỳ trước (ăn gạo nếp là chủ yếu) cư dân Đông Sơn bắt đầu ăn gạo tẻ. Điều này được các nhà nghiên cứu lư giải bằng sự bùng nổ dân số vào giai đoạn đầu của văn hoá Đông Sơn khiến cho cư dân phải mở rộng diện tích cư trú đến những vùng đất mới. Phương thức quảng canh trồng cấy đại trà ở những vùng đất mới không thích hợp với giống lúa nếp. Từ đó để trở thành thành phẩm chính trong cơ cấu lương thực, gạo nếp trở nên quư hiếm, được dùng chủ yếu trong lễ Tết cầu cúng. Mô h́nh cơm, rau, cá trong cơ cấu bữa ăn của người Đông Sơn chứng tỏ sự hiểu biết thấu đáo và sự hoà hợp cao độ của người Đông Sơn với môi sinh. Cùng với thời gian, quá tŕnh sản xuất lúa nước đă xác định đặc điểm của khu vực này, bên cạnh những yêu cầu phục vụ cho công việc đồng áng, con người đă tạo ra nhiều ngành nghề phục vụ cho cư dân lúa nước, những hoạt động gắn liền với đời sống lao động sinh sống của ḿnh. Những nghề truyền thống ra đời phục vụ cho những yêu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nghề truyền thống được giữ ǵn và truyền lại qua các thế hệ cũng là một trong những đặc điểm chính trong tập quán sinh hoạt của các cư dân Đông Sơn và nghề đúc đồng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Qua thời gian, nghề đúc đồng không hề bị mai một đi mà vẫn giữ được những nét tinh xảo trong từng đường nét.

Vùng đất đai trù phú ven sông Hồng với hệ thống đê đă tạo nên những cảnh quan ngoài đê đặc sắc, đất băi ven sông ph́ nhiêu nhưng ngập lũ và nhiều đảo phù sa ở giữa sông. Do băi bồi rộng lớn mà trong nông nghiệp các cư dân Đông Sơn cũng đă biết trồng cây dâu tằm để dệt vải, người Đông Sơn đă có những phong tục, y phục khá phong phú, không phải chỉ biết có ở trần, mặc vỏ sui như nhiều người thường nghĩ. Các tài liệu đều phản ánh lối ăn mặc quần áo theo phương châm giản dị, gọn gàng đến mức tối đa. Người ta đă biết xe sợi, dệt vải để may quần áo, với nữ giới phổ biến là mặc váy ngoài ra c̣n có một số loại áo như: áo cánh dài tay, áo xẻ ngực bên trong có yếm đều được may bằng vải.

Văn hoá Sa Huỳnh

Nếu coi đặc trưng của văn hoá miền Trung như một hệ thống nhiều cỏ tầng thuộc các thời kỳ bồi đắp nên th́ ta có thể t́m về từng thời kỳ văn hoá ấy bằng cách ngược ḍng thời gian bóc tách từng lớp, từng lát cắt trên bề mặt văn hoá.

Ở Quảng Nam nói riêng và toàn bộ khu vực miền Trung, văn hoá Sa Huỳnh được làm lộ ra và đă thể hiện đầy đủ chức năng của một nền móng h́nh thành nên toàn bộ diện mạo văn hoá của khu vực này. Văn hoá Sa Huỳnh đă để lại không chỉ những dấu tích, di chỉ và các hiện vật, hơn thế nữa thời kỳ Sa Huỳnh c̣n ấn định được đặc nét của ḿnh trong lối sống, đặc điểm sinh hoạt và phương thức tiếp nhận những luồng văn hoá mới của cư dân miền Trung Việt Nam, những người được coi là chủ nhân chính của văn hoá Sa Huỳnh cho dù di tích của nền văn hoá này giờ đây được phát hiện ở rất nhiều khu vực khác nữa.
Vậy ban đầu văn hoá Sa Huỳnh được xác định xuất phát từ đâu ?

Những dấu tích đầu tiên của văn hoá Sa Huỳnh được các học giả phương Tây phát hiện từ năm 1909 tại khu vực Quảng Ngăi, qua các cuộc khảo sát đă có gồm một ngàn mộ chum với nhiều đồ tùng táng được đưa lên khỏi ḷng đất. Cũng chính sự phân bố cư dân văn hoá Sa Huỳnh trên nhiều loại h́nh địa lư như vậy nên dấu tích c̣n lại của nền văn hoá này được t́m thấy ở khá nhiều nơi tại khu vực miền Trung. Một nguyên nhân nữa được đặt ra là vào thời kỳ cuối Sa Huỳnh, những cuộc di dân hay sự giao lưu giữa các thương gia ngoại quốc đă làm cho quá tŕnh phát tán của Sa Huỳnh được mở rộng phạm vi nhiều hơn so với thời kỳ trước.

Những hiện vật được t́m thấy qua các hoạt động khảo cổ cho thấy nghề gốm rất phát triển với nhiều h́nh loại chum, ṿ, bát bồng, đèn... và vô số đồ gia dụng. Gốm được trang trí phong phú, kết hợp với tô màu, khắc vạch. Các chuyên gia cho rằng, khu vực này vừa tiềm ẩn văn hoá Sa Huỳnh cổ lại vừa là trung tâm buôn bán nên sự có mặt của những đồ vật dùng để trao đổi là điều tất yếu. Trên địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh từ g̣ đồi phía Tây cho đến đồng bằng ven biển và hải đảo phía Đông, đă phát hiện nhiều khu mộ, những băi mộ chum rộng lớn, nhiều tầng lớp với những loại h́nh ṿ, chum mai táng h́nh cầu, h́nh trứng, h́nh trụ có kích thước lớn, nắp đậy h́nh nón cụt hay lồng bàn, phân bố lẻ tẻ hay thành cụm. Trong và ngoài chum chứa nhiều đồ tuỳ táng với các loại đồ gốm có trang trí bằng những đường chấm hay đường in dấu vỏ ṣ, đôi khi được tô màu đỏ hay màu đen ánh ch́. Theo các nhà nghiên cứu th́ những hiện vật được t́m thấy ở đây tuy chưa lâu, song kỹ thuật khảo cổ đă xác định những hiện vật đó xuất hiện từ rất sớm và có ở nhiều nơi .

Sự suy tàn của nền văn hoá Sa Huỳnh không phải là điểm khép lại của một thời kỳ rực rỡ mà đúng hơn là điểm chuyển giao cho một thời kỳ phát triển khác trong toàn bộ tiến tŕnh phát triển của nước nhà. Cùng với quăng thời gian tồn tại và phát triển, văn hoá Sa Huỳnh không mất đi mà nó là sự chuyển tiếp của những thời kỳ văn hoá khác nhau, ở đây đó là sự giao thoa giữa Sa Huỳnh và Chăm Pa. Khi những hiện vật của một thời kỳ nhất định trong tiến tŕnh phát triển và tích luỹ trong kho tàng quốc gia được nghiên cứu, xem xét một cách khoa học th́ văn hoá Chăm Pa vẫn c̣n đó những ẩn số, những điều lư thú ẩn chứa phía dưới những ghi chép đó. Sự tồn tại tất yếu của nền văn hoá Chăm Pa rực rỡ không đơn thuần là một nấc thang văn hoá, nó c̣n đánh dấu bước ngoặt biến động trong kết cấu xă hội của những cư dân tồn tại trên mảnh đất Việt Nam. Không chỉ hiện diện trong kho tàng văn hoá Việt Nam bằng những di chỉ, những hiện vật phân bố ở khắp mọi nơi, nó tồn tại b́nh đẳng trong nhận thức cuộc sống, trong tập quán sinh hoạt của các cư dân nhiều đời sau đó. Giờ đây những vết tích c̣n khá nguyên vẹn của các kiến trúc này đă nói lên một không gian văn hoá khá rộng lớn của các cư dân Chăm Pa thời kỳ hoàng kim.

Sức sống của văn hoá Chăm Pa giúp nó không mất hẳn đi ngay cả khi thời kỳ huy hoàng đă qua đi, thay chỗ bằng một giai đoạn phát triển khác, sức sống ấy được làm nên bởi những nỗ lực sáng tạo của những chủ nhân Chăm Pa, và hơn hết là chính bản thân nó cũng tiềm ẩn những giá trị của văn hoá thời kỳ trước. Giờ đây, lưu giữ trong bảo tàng Chăm Đà Nẵng là những hiện vật không chỉ nói lên được những nét đặc trưng của văn hoá Chăm Pa, những hiện vật ấy c̣n chỉ rơ được những tập quán sống, lối sinh hoạt và tư duy của người Chăm Pa. Với những ǵ nền văn hoá này được thừa hưởng từ thời kỳ Sa Huỳnh, được tiếp nhận từ các luồng văn hoá hải ngoại không làm nhạt nhoà đi những nét đặc trưng của văn hoá Chăm Pa ngay từ buổi đầu tiên.

Sự lựa vị trí di tích Mỹ Sơn của người Chăm cũng phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực miền Trung. Với những ngọn núi bao quanh và dưới chân là các ḍng sông lớn nhỏ đều chảy ngang theo chiều Tây Đông ra biển, cùng đó là tập quán sinh hoạt và lao động rất giỏi về trị thuỷ đă khiến cho người Chăm luôn chọn cho ḿnh một tư thế tựa núi, men theo sông và hướng ra phía biển. Ta có thể thấy rơ tập quán sống này qua những nét kiến trúc và những đồ vật được lưu giữ bên trong ngọn tháp. Càng đi sâu vào, dơi theo những di chỉ c̣n lại của thời kỳ văn hoá Chăm Pa th́ có thể thấy được lư do đă tạo nên một nền văn hoá rực rỡ. Những thành tựu trong việc xây dựng cũng chính là một trong những phương tiện để lưu giữ văn hoá Chăm Pa cho tới sau này, bởi những giá trị vật thể, hay nói cách khác, kiến trúc xây dựng của Chăm Pa cổ chính là gạch nối hiện hữu nối giữa hiện tại và quá khứ thuộc về Chăm Pa.

Văn hoá Đồng Nai.

Sau thời đại đá cũ, bẵng đi một thời gian dài, cách đây khoảng hơn 4000 năm, trên đất Đông Nam Bộ xuất hiện một lớp cư dân mới. Họ là chủ nhân của nền văn hoá Đồng Nai thuộc thời đại kim khí, sinh sống ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau, Đông Nam Bộ vào những thiên niên kỷ II - I trước Công Nguyên đă trở thành một trong ba trung tâm văn hoá lớn của thời đại Kim khí: văn hoá Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung và Đồng Nai ở miền Nam. Rơ ràng, qua các hiện vật của hai nền văn hoá, người ta có thể thấy những nét tương đồng rất dễ nhận thấy giữa hai nền văn hoá ấy.

Từ cái nguồn gốc định cư ban đầu ấy, các cư dân tiền sử Đồng Nai bắt đầu tạo lập cho ḿnh mọt chỗ dựa để phát triển về sau này. Từ thuở ban đầu, nhờ có công cụ lao động mà lớp người cổ Đồng Nai đă dần thoát khỏi loài động vật. Họ sinh sống quần tụ thành những quần thể nhỏ, bầy người nguyên thuỷ nương tựa vào nhau. Ban đầu, họ sống bằng cách hái lượm và chế tác những công cụ lao động phục vụ cho cuộc sống với những nhu cầu thiết yếu nhất. Từ những nền tảng hoạt động ban đầu ấy, những thành tựu phục vụ cuộc sống đă đưa người cổ ở Đồng Nai phát triển thêm lên mức độ cao hơn.

Tại hàng loạt địa điểm ở Đồng Nai đă phát hiện được những công cụ lao động của người cổ, đó là những hiện vật thuộc thời đại đồ đá cũ, thời đại lịch sử đầu tiên và chiếm khoảng thời gian dài nhất trong xă hội loài người. Khởi điểm của thời kỳ này tính từ khi con người biết chế tạo ra công cụ đầu tiên. Căn cứ vào kết quả khảo cổ, các chuyên gia đoán định lưu vực sông Đồng Nai đă có con người cư trú từ thời sơ kỳ đá cũ cách ngày nay khoảng 300 ngàn đến 700 ngàn năm. Tuy vậy, dựa trên cơ sở những tư liệu mới, có thể thấy rằng đồ đồng đă khá phổ biến vào khoảng 3000 năm cách ngày nay. Nhiều di chỉ đúc đồ đồng đă được phát hiện ở Suối Chồn, cái Vạn, Dốc Chùa... với hàng loạt khuôn đúc loại 2 mang liên hoàn nhiều vật đúc. Về loại h́nh, ít nhất có 3 loại: ŕu, giáo, mũi dao. Ngoài ra trên khuôn đúc c̣n thấy lưỡi đục, lưỡi câu.

Đồ gốm và nghề làm gốm xuất hiện trong di tích sớm và tồn tại trong suốt quá tŕnh lịch sử của cư dân văn hoá Đồng Nai. Chế tạo và sử dụng đồ đựng đun nấu - ăn uống đơn giản về dáng vẻ, mộc mạc và trang trí không cầu kỳ, song gốm được nung ở độ nung cao và bằng kỹ thuật bàn xoay. Với những loại h́nh chủ đạo nồi, bát, bát có chân cá vàng, dọi xe chỉ, bàn xoa gốm được sử dụng trong việc tạo dáng đồ đựng bằng gốm nhằm xoa mặt trong gốm cho đều, phẳng, nhẵn và làm cứng phôi gốm. Chính công nghệ làm gốm đă đạt đến đỉnh cao nên các sản phẩm này đă được các thương gia mang đi buôn bán ở khắp các vùng miền. Ngoài ra văn hoá Đồng Nai c̣n nổi tiếng với các đồ trang trí được làm từ các chất liệu như xương, sừng, thuỷ tinh và các loại ngọc đă được mài dũa công phu làm đồ trang sức cho phụ nữ.

Có thể nói rằng, trên mảnh đất Việt Nam đă từng tồn tại 3 nền văn hoá lớn là văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh và Đồng Nai, đồng thời 3 nền văn hoá này cũng là đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á làm nên thế chân vạc ở bán đảo Đông Dương. Chính có mối quan hệ qua lại nhiều chiều nói chung đă bồi bổ cho nhau và làm phong phú cho kho tàng văn hoá Việt Nam. Do vậy, 3 nền văn minh ấy đều phát sáng rực rỡ, lan toả ảnh hưởng ra toàn vùng Đông Nam Á.