Truyện Cổ Dân Gian Việt Nam

 
 

Nghệ thuật tranh cúng của người Giáy

 

 

Dân tộc Giáy (thường gọi là Pú Giáy) gồm khoảng 3 vạn người sống chủ yếu ở vùng núi Lao Cai và rải rác ở Lai Châu và Hà Giang. Họ sống bằng nghề trồng lúa nước. Trong tín ngưỡng, người Giáy thờ tổ tiên và nhiên thần. Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, giống như các dân tộc khác, người Giáy luôn ǵn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc ḿnh.

Người Giáy và nghệ thuật tranh cúng

Trong nhà người Giáy, bàn thờ tổ tiên được đặt ở gian chính giữa, được trang trí rất lộng lẫy. Trên bàn thờ, người Giáy không chỉ thờ chung các đời tổ tiên mà c̣n thờ cả "vua bếp", trời, đất. Trong nhà, đồng bào cũng thờ cả bà mụ liên quan đến sinh đẻ và trẻ sơ sinh, thờ thổ thần, có khi thờ cả tổ tiên họ vợ. Những tổ tiên xa xưa được thờ làm "ma" giữ của.

Người Giáy không có chữ viết riêng, văn tự họ dùng là chữ Nho. Thói quen thẩm mỹ của họ là màu đỏ bởi với họ đấy là biểu tượng của may mắn và hưng phát. Vào ngày Tết, từ bàn thờ và hai bên cửa ra vào cho đến các cột chạy ở hàng hiên, các cửa sổ, đều dán các câu đối chữ nho viết bằng mực tàu trên nền giấy đỏ tươi. Nội dung các câu đối, các bức hoành luôn là tụng ca công đức tổ tiên, cầu cho ḍng họ hưng thịnh, cầu cho bốn mùa làm ăn phát đạt, cầu cho bốn phương thái ḥa, con cháu học hành tấn tới, cho Phúc Thọ dồi dào... Người Giáy coi vạn vật hữu linh nên ngày Tết không chỉ con người được cầu chúc may mắn mà từ vật dụng đến cây cối quanh nhà cũng đều được gia chủ chúc phúc bằng cách dán giấy đỏ vào thân cây, vào vật dụng để chia sẻ niềm vui năm mới.

Tại vùng núi phía Bắc, các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Pa Dí và Giáy đều có hệ thống tranh thờ cúng phục vụ tín ngưỡng của ḿnh. Tranh thờ cúng là bảo vật thiêng liêng, là tài sản riêng của mỗi ông thầy. Tranh được thể hiện trên hai chất liệu giấy và vải. Về giấy th́ có cắt giấy trổ h́nh hoặc vẽ h́nh trên giấy. Về vải th́ có thể là vẽ hoặc thêu bằng chỉ màu lên vải. Giấy vẽ tranh là giấy dó mềm mại mà dai bền, thấm màu và giữ màu bền lâu. Vải là nguyên liệu lấy từ sợi bông, dệt thủ công trên khung cửi gia đ́nh, vải tuy thô dày nhưng bền chắc. Cả hai chất liệu trên đều thích hợp để tranh giữ được lâu. Màu vẽ từ xa xưa trong dân gian được tạo từ vỏ cây, rễ cây, lá cây cộng thêm sắc đỏ son của thần sa, chu sa kết hợp với màu đen của mực tàu tạo nên sắc u huyền đằm thắm rất thiên nhiên, vừa gần gũi vừa cách biệt.

Tuy xếp vào ḍng tranh nghệ thuật dân gian nhưng thực ra tranh thờ từ xa xưa đều do các hoạ công chuyên nghiệp có tay nghề vững vàng làm ra. Xem những mẫu tranh cũ c̣n giữ lại, ta thấy nét bút trau chuốt, kỹ lưỡng, thâm hậu. Một bộ tranh cúng thường gồm vài chục bức, công vẽ được tính chừng bốn mươi đồng bạc trắng. Thợ được mời về nhà nuôi ǎn và vẽ trong vài tháng trời.

Hiện ở vài vùng vẫn c̣n những hoạ công như thế. Thầy cúng đôi khi cũng tự vẽ tranh song đó chỉ là việc làm bất đắc dĩ do không t́m được thợ. Ngày nay, đôi khi ta được xem những tranh cúng sao chép lại bằng bột màu rất dễ nhận biết với tranh thật bởi phiên bản loè loẹt, trơ dại, dễ hoen bẩn, phai nhạt và thiếu hẳn tính thẩm mỹ nghệ thuật.

Nghiên cứu mỹ thuật dân gian trong tranh cúng không phải chỉ ở chỗ b́nh xét cách thể hiện khéo tay hay vụng về của người vẽ. Cái cần t́m hiểu hơn chính là nội hàm trong thế giới quan tín ngưỡng của họ. Đây cũng là điều cốt yếu để thẩm xét về yếu tố dân gian trong tranh thờ cúng. Chính yếu tố đó chi phối cách thể hiện các nhân vật trên tranh.

Bộ tranh cúng của người Giáy gồm 36 bức, trong đó có một bức tranh chủ có tên là Tổ Sư Lục Hợp là một nhân vật uy quyền trong tín ngưỡng đạo giáo. Thiếu tranh này th́ ông thầy không đủ quyền uy để làm lễ. Người Giáy có hai h́nh thức cúng: cúng chay và cúng mặn. Cúng chay chủ yếu để cầu an c̣n cúng mặn thường để giải hạn trong đó cúng xúi quẩy là một h́nh thức giải hạn nặng.

Thầy cúng trong đời sống tinh thần mỗi dân tộc được coi như một đẳng cấp đặc biệt, coi sóc phần tâm linh của cộng đồng. Thầy phải học để đọc được sách, hiểu thấu được đạo lư và vai tṛ của người làm thầy, phải sống trong sạch và chịu nhiều điều cấm kỵ để giữ uy tín.

Đối với đồng bào các dân tộc, lễ cúng là một việc rất cẩn trọng và thiêng liêng. Nhà nào có lễ, dù không được mời nhưng mọi người trong bản từ già tới trẻ đều tham dự rất đông. Buổi lễ có ư nghĩa như một lớp giảng dạy đạo lư làm người. Trong các bài sách cúng, người ta nhắc đến nguồn gốc gia đ́nh ḍng họ, kể những cái xấu xa, tội lỗi của con người và sự trừng phạt. Từ tranh vẽ các thần tiên bày trong lễ cúng cho đến các bài khấn vái đều mang tính giáo dục và tính áp chế rǎn đe nhằm duy tŕ một trật tự xă hội để người sống thiện được b́nh tâm, kẻ ác phải cải tà qui chính.

Bát quái vô danh: là bức tranh dành riêng cho việc cúng xúi quẩy. Chưa rơ bốn chữ Bát Quái Vô Danh bao hàm ư tứ ǵ nhưng h́nh thức tranh th́ rất đặc biệt. Tranh được vẽ bằng mực nho và màu nước trên vải diềm bâu tự dệt. Khổ tranh rộng 0,20m, dài 4,90m. Khi cúng tranh được treo trên cây sào dựng ở giữa nhà. Tranh buông dài như chiếc phướn. Toàn bộ tranh có 32 khổ h́nh. H́nh vẽ trên tranh được tŕnh bày theo lối kể chuyện. Mở đầu là h́nh ảnh Nhật, Nguyệt và các thần thiên lôi, thần mưa, thần gió. Tiếp đến là các sinh vật ḱ dị như chim phượng 9 đầu, chó 9 đuôi, cua 8 càng. Tiếp nữa là các cảnh lạ đời và thói hư tật xấu trong trần thế, cuối cùng là các cảnh soạn bày cỗ bàn cúng vật và cảnh đuổi ma quỷ ra nǎm cửa biển... Bức tranh này mang đậm màu sắc dân gian từ trong ư tưởng đến cách thể hiện. Những chuyện lạ đời hoặc những câu chuyện thế tục được kể bằng những đoạn tranh hồn nhiên và dễ hiểu. Toàn bộ bức tranh muốn nói lên rằng mọi cái quái dị, xấu xa ở nhân gian đều có quỉ thần chứng giám và đều phải bị nghiêm trị. Bức tranh hàm chứa ư nghĩa: không phải lúc nào tín ngưỡng cũng chi phối tâm linh con người mà con người cũng biết thông qua tín ngưỡng bộc lộ nhân sinh quan trước các thói hư, tật xấu là thứ bệnh nhân gian luôn tiểm ẩn.

Bát Quái Vô Danh là bức tranh cúng chứa chất đạo lư cao cả, mang đậm chất dân gian, ít chất tín ngưỡng nhất trong bộ tranh cúng của người Giáy. Ư nghĩa này thể hiện trên cả hai phương diện: h́nh thức và biểu cảm.